Thuyết minh về Gành Đá Đĩa

7246 1494911290063 1020 - Thuyết minh về Gành Đá Đĩa


về Gành Đá Đĩa – Bài 1

Ghềnh Đá Dĩa còn có các cách gọi (viết) khác là Gành Đá Dĩa là một danh thắng thiên nhiên kỳ thú về cảnh quan và độc đáo về địa chất ở Việt Nam, thắng cảnh này nằm tại xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

Ghềnh Đá Đĩa có diện tích khoảng 2 km vuông, chỗ hẹp nhất khoảng 50m; nơi dài nhất 200m. Ghềnh Đá Đĩa hay gành Đá Dĩa nằm trong xã An Ninh Đông, huyện Tuy An của tỉnh Phú Yên. Từ thành phố Tuy Hòa theo Quốc lộ 1A về hướng Bắc khoảng 30 km, đến thị trấn Chí Thạnh rẽ phải về phía Đông khoảng 12 km là đến ghềnh Đá Đĩa. cũng có thể đi theo tuyến đường ven biển từ Tuy Hòa đến ghềnh Đá Đĩa dài khoảng 35 km.

Ghềnh Đá Đĩa rộng khoảng 50 m và trải dài hơn 200 m, là một trong những danh thắng tuyệt đẹp của mảnh đất Phú Yên. Từ trên cao, có thể nhìn thấy khu ghềnh lấn biển với những khối đá mặt hình lục giác, gắn chặt với nhau tựa miếng sáp ong khổng lồ đều đặn, tạo nên một tổng thể vững chắc với màu đen bóng. Khu ghềnh đặc biệt này được hình thành khi núi lửa tuôn trào dung nham xuống biển. Dòng dung nham nóng gặp biển lạnh đông cứng lại, cùng với hiện tượng di ứng lực nên toàn bộ khối nham thạch bị rạn nứt đa chiều tạo nên cảnh quan kỳ thú hôm nay.

Gềnh Đá Đĩa là một tập hợp các trụ đá hình lăng trụ xếp liền nhau, hòn nọ nối hòn kia kề với sóng nước. Bãi đá trải rộng san sát nhau chung màu đen huyền bí. Có trụ thẳng đứng, có trụ nghiêng vẹo nhưng vẫn chồng chất tầng tầng trông như chồng bát dĩa nên có tên gọi là Ghềnh Đá Đĩa. Nhìn từ xa, Ghềnh Đá trông giống một tổ ong thiên tạo khổng lồ vô cùng kỳ vĩ.

Nơi đây có những phiến đá kỳ ảo, thô ráp xếp tầng tầng, lớp lớp lên nhau, thành một vách núi sừng sững trải dài lấn ra tới biển. Hình ảnh này gợi cho du khách liên tưởng tới một lớp vảy khổng lồ của một con kình ngư đang đắm mình trong giấc mộng triệu năm dưới làn nước trong mát và mây trời cao xanh của Phú Yên.

Trải qua hàng trăm năm , những cơn sóng biển vẫn miệt mài tung bọt trắng bên ghềnh đá hoang sơ. Những ghềnh đá xếp lô xô cao thấp và bạn có thể dễ dàng đến sát mép biển, nơi sóng vỗ về, để ngắm toàn xanh tuyệt đẹp. Đi sâu xuống dưới ghềnh, bắt gặp một hang ăn sâu vào chân núi, bọt tung trắng xóa. Xa xa là bãi Bàng với làn nước trong vắt in bóng mây trời.

Xem thêm:  Nghị luận về lòng khoan dung độ lượng trong cuộc sống lớp 9

Năm 1998, ghềnh Đá Đĩa được Nhà nước cấp chứng nhận danh thắng cấp quốc gia và bắt đầu được tỉnh Phú Yên đưa vào khai thác du lịch. Nhưng do địa hình đường xá đi lại phải qua nhiều làng bản mới vào được nên việc đẩy mạnh du lịch tại ghềnh gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, người dân lại biến ghềnh đá thành điểm picnic cuối tuần với vô số rác thải.

Năm 2010, con đường vào ghềnh Đá Đĩa được trải nhựa hoàn toàn với những biển chỉ lối cụ thể. Ghềnh cũng đã được làm sạch, nạo vét và thu nhặt rác bẩn, được địa phương quan tâm chăm sóc. Ghềnh Đá Đĩa đã trở thành một điểm đến thú vị cho du khách khi ghé thăm mảnh đất Phú Yên nắng gió.

Một buổi ghé chơi với ghềnh Đá Đĩa, bạn hãy dành thời gian ghé thăm nhà thờ Mằng Lăng cổ kính ngay đầu lối rẽ vào, đi chậm xuyên qua những làng mạc yên bình và đón những cơn gió lồng lộng thổi không ngừng từ trên ghềnh Đá Đĩa.

nhuộm màu lên phiến đá, nhìn từ trên cao như những chiếc đĩa dát vàng. Ghềnh này được hình thành khi núi lửa tuôn trào dung nham xuống biển. Dung nham nóng gặp biển lạnh đông cứng lại và do hiện tượng di ứng lực nên toàn bộ khối nham thạch bị rạn nứt đa chiều tạo nên cảnh quang tuyệt vời như ngày hôm nay. Bên dưới ghềnh đá là bãi Bằng với nước biển dịu mát và tĩnh lặng. Có lẽ do địa hình hiểm trở và chưa mấy ai biết đến nên nước biển bãi Bằng trong vắt một màu, nhìn từ trên cao xuống có thể thấy cả đáy.

Với những cảnh vật sơ khai kỳ vĩ, cùng thiên nhiên nhuộm một màu sắc lãng mạn, Gành Đá Đĩa đã trở thành một địa điểm lý tưởng để thực hiện các bức ảnh đẹp không chỉ đối với các bạn trẻ đi du lịch mà cả những nhà nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp lẫn những bạn trẻ sắp lập , tìm đến đây để có những bộ ảnh cưới tuyệt mỹ.

Xem thêm:  Đóng vai Đăm Săn kể lại chiến thắng Mtao Mxây lớp 10 hay nhất ngắn gọn

Ghềnh Đá Đĩa tuy hùng vĩ hoang sơ, nhưng vẫn không thiếu nét thơ mộng khi chiều về. Bạn cũng có thể ngâm mình trong làn nước mát và nhắm mắt tận hưởng cái vỗ nhè nhẹ của sóng biển vào da thịt, những làn gió mơn trớn trên tóc và mùi biển mặn đậm đà. Được đắm mình giữa một chốn hoang sơ của thiên nhiên, du khách như gột rửa hết mọi lo toan.


Thuyết minh về Gành Đá Đĩa – Bài 2

Nhắc đến du lịch Phú Yên, không ai không nhắc đến gành Đá Đĩa- địa điểm du lịch độc đáo với các trụ đá xếp dựng đứng như những chiếc đĩa vô cùng lạ mắt và có thể nói là có một không hai ở Việt Nam.

Gành Đá Đĩa thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa khoảng 40km. Đá ở đây được dựng đứng theo từng cột, liền khít nhau, có tiết diện hình lục giác hoặc hình tròn, giống như những cái đĩa xếp chồng lên nhau nên mới có tên gọi là gành Đá Đĩa. Theo kết quả nghiên cứu địa chất, đá ở gành Đá Đĩa là loại đá bazan được hình thành do hoạt động của núi lửa cách nay khoảng gần 200 triệu năm. Nham thạch phun ra từ miệng núi lửa gặp nước biển bất ngờ bị đông cứng lại, đồng thời xảy ra hiện tượng ứng lực gây nên sự rạn nứt toàn bộ khối nham thạch theo mạch dọc, xiên, ngang khiến những cột đá bị cắt thành nhiều khúc. Đá Dĩa có diện tích khoảng 2 km vuông, chỗ hẹp nhất 50 mét; nơi dài nhất 200 mét. Từ trên cao nhìn xuống trông giống như một tổ ông khổng lồ vì kết cấu lạ mắt của các dãy đá. Theo các bậc tam cấp tự nhiên do đá tạo nên, du khách xuống tận chân đá đĩa để tận mắt thấy sự tạo hóa của thiên nhiên làm nên một công trình nghệ thuật mà cứ như chính bàn tay con người tạo ra.

Đến với danh thắng này, nhiều người đều liên tưởng đến những hình thù được làm bằng đá ở đảo Phục Sinh- Chile hay Chum – Lào, khác nhau là những công trình đá trên do chính bàn tay con người tạo ra- và đến nay nó vẫn đang là một ẩn số đối với các nhà nghiên cứu. Gành Đá Đĩa còn là nơi lý tưởng cho những người thích câu cá, đứng ở đây quăng câu ra xa để ngồi chờ, đây chính là thời gian để người ta có thể thả mình theo những đợt sóng xô vào gành đá đĩa, tạo nên những âm thanh khi dữ dội lúc lại nhẹ nhàng. Bên cạnh, những chiếc thuyền thúng của ngư dân để dài trên gành đá đĩa đã tạo nên một điểm nhấn đẹp cho địa điểm du lịch này.

Xem thêm:  Giải thích câu ca dao “Kim vàng ai nỡ uốn câu. Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời”

Tự hào khi nói về gành Đá Đĩa, anh Đỗ Vũ Thành- Phó Chánh Văn phòng Huyện ủy Tuy An đã kể về truyền thuyết gành đá như sau: Từ rất lâu, không biết chính xác là thời điểm nào nhưng theo tương truyền thì ở đây có đôi vợ chồng rất giàu có. Tuy vậy, người vợ không may chết sớm trong khi chưa kịp sinh một mụn con nào cả. Sau khi vợ chết, người chồng lấy rất nhiều tài sản ban phát cho dân nghèo. Phần còn lại ông đã cất vào kho cạnh bờ biển (tức gành Đá Đĩa ngày nay) và đi tu. Sau đó ông đã qua đời mà chưa sử dụng hết số của cải còn cất dấu. Biết được số của cải to lớn này đang được cất giấu ở gần bờ biển nên những kẻ tham lam đã dùng nhiều cách để chiếm đoạt. Tuy vậy, sau nhiều tháng chúng vẫn không xâm nhập được vào chỗ cất giấu tài sản nên chúng đã chất củi đốt cháy nơi này. Lửa đang cháy bỗng xảy ra cơn gió xoáy như vòi rồng cuốn những kẻ đứng chung quanh kho bạc mất hút lên không trung và phát ra một tiếng nổ kinh hoàng. Sáng hôm sau, người dân khu vực này kéo nhau ra phía bờ biển, thì phát hiện kho bạc của người nhà giàu nọ không còn nữa mà chỉ thấy những phiến đá to hình lục giác xếp chồng lên nhau thành từng cột ngay ngắn, cao thấp khác nhau… Và còn rất nhiều truyền thuyết li kì xung quanh địa điểm du lịch này nữa.

Tuy là địa điểm du lịch thiên nhiên hấp dẫn rất nhiều du khách khi có dịp đến Phú Yên nhưng tại địa điểm này, các dịch vụ du lịch cộng thêm đều không có. Do đó du khách chỉ có thể ghé thăm, chụp ảnh lưu niệm rồi liền quay lại thành phố Tuy Hòa hoặc ra thẳng thành phố Qui Nhơn.

Check Also

37357343 9357296624x683 310x165 - Soạn bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học đầy đủ hay nhất lớp 10

Soạn bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học đầy đủ hay nhất lớp 10

Một văn bản văn học hay thì cần có sự hòa hợp đặc biệt về …