
Mỗi người chúng ta sinh ra trên thế giới này đều được mang trên mình những quyền mà không ai có thể xâm phạm như tự do, được hưởng hạnh phúc, được mưu cầu hạnh phúc…trong đó chúng ta cũng được tự do ngôn luận, được phát biểu tự do. Tuy nhiên để sự tự do ấy không đi quá đà, không vượt quá được ranh giới đặt ra chúng ta, mỗi người cũng cần phải có những hiểu biết nhất định về phát biểu tự do. Trong chương trình ngữ văn 12 tập 2 chúng ta cùng nhau tìm hiểu về bài phát biểu tự do. Để từ đó ta có cái nhìn tổng quan về phát biểu tự do và biết cách áp dụng trong đời sống cũng như trong quá trình học tập. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Phát biểu tự do lớp 12.
SOẠN BÀI PHÁT BIỂU TỰ DO LỚP 12
Câu 1 trang 163 SGK ngữ văn 12 tập 2:
VD về phát biểu tự do:
- VD1: Một học sinh vừa tham gia xong bài thi bộ môn ngữ văn THPT quốc gia năm 2018 tại trường X bước ra cổng trường và phóng viên đến gặp gỡ, phỏng vấn về đề thi môn ngữ văn năm nay. Học sinh ấy trình bàu suy nghĩ của mình về vấn đề trên báo chí là phát biểu tự do
- VD2: Trong buổi Đại hôi chi đoạn, mặc dù không được phân công tham luận nhưng ngay sau khi bạn A phát biều về phong trào “học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh”, bạn B phát biểu và đóng góp ý kiến, rất bổ ích, thậm chí còn hơn phát biểu chuẩn bị sẵn của bạn A
Câu 2 trang 163 SGK ngữ văn 12 tập 2:
con người luôn va chạm với nhiều vấn đề trong cuộc sống, trong đó có những vấn đề liên quan thiết thực đến cuộc sống của họ, họ cần trình bày chính kiến của mình nên con người luôn có nhu cầu phát biểu.
Câu 3 trang 163 SGK ngữ văn 12 tập 2:
Trong tất cả các phương án đã cho, chỉ có phương án D là không lựa chọn, còn lại đều là những cách khiến phát biểu tự do thành công
Câu 4 trang 164 SGK ngữ văn 12 tập 2:
Ví Dụ:
a. Chủ đề định phát biểu: vấn đề giới trẻ lạm dụng Facebook
b. Vì chủ đề ấy là một trong những vấn đề nhức nhối và khá nan giải trong xã hội cuộc sống hiện đại ngày nay
c. Những ý kiến dự định phát biểu:
- nêu thực trạng
- nêu nguyên nhân
- nêu hậu quả
- nêu một số biện pháp khắc phục
=> qua đó nêu quan điểm, cách nhìn của mình
d. Có thể gây chú ý cho người nghe bằng nhiều cách
(Xem thêm trong SGK ngữ văn 12 tập 2 trang 164)
Nguồn Internet