Soạn bài Ôn tập phần văn học lớp 11 hay đầy đủ nhất

7212 1494911290056 1016 - Soạn bài Ôn tập phần văn học lớp 11 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần văn học ở cuối chương trình ngữ văn lớp 11 sẽ cho chúng ta một cái nhìn tổng quan nhất về các tác phẩm văn học xuyên suốt cả năm. Phần văn học là một trong ba phần chính và trọng tâm bên cạnh phần tiếng Việt và phần tập làm văn. Qua bài Ôn tập văn học này, chúng ta sẽ hệ thống và củng cố lại các kiến thức văn học đã học trong chương trình, bên cạnh đó biết vận dụng những kiến thức từ phần Ôn tập văn học vào việc phân tích tác phẩm văn học cụ thể, bồi dưỡng thêm tình yêu văn chương. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Ôn tập phần văn học lớp 11 hay đầy đủ nhất. Hy vọng các bạn sẽ có những ý tham khảo cho việc chuẩn bị bài của mình

SOẠN BÀI ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC LỚP 11

I- Nội dung

II- Phương pháp

Câu 1 trang 116 SGK văn 11 tập 2:

Sự khác nhau giữa Thơ mới và thơ trung đại:

Về nội dung:

  • Thơ trung đại quan niệm: văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí, cái tôi thường gắn với quan niệm về vũ trụ, cộng đồng, cố giấu nét cá tính vào cái ta chung
  • Thơ mới: thi sĩ được tự do bộc lộ cá tính, phong cách, những quan điểm, suy nghĩ, tình cảm của mình

Về hình thức:

  • Thơ trung đại: bị gò bó trong hệ thống niêm luật chặt chẽ, hình ảnh mang tính ước lệ, sử dụng điển tích, điển cố
  • Thơ mới: hình thức tự do, phóng khoáng phù hợp với trạng thái, tình cảm của tác giả, ngôn ngữ sinh động, mới mẻ…

Câu 2 trang 116 SGK văn 11 tập 2:

Nội dung:

  • Lưu biệt khi xuất dương: thể hiện tư thế của kẻ làm trai với và ý chí mạnh mẽ, vững vàng ở buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước
  • Hầu trời: kể về chuyện “Hầu trời” bằng của nhà thơ với tình huống lôi cuốn, hấp dẫn, thể hiện tâm hồn phóng khoáng, tự do và cá tính độc đáo của tác giả
Xem thêm:  Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập) đầy đủ lớp 8 hay nhất

Nghệ thuật:

  • Lưu biệt khi xuất dương: sử dụng các hình ảnh gây ấn tượng mạnh: càn khôn, non sông, bể đông, cánh gió muôn trùng sóng bạc
  • Hầu trời: thể thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng thơ thoải mái, tự do, ngôn ngữ giàu hình ảnh, hấp dẫn, hóm hỉnh

Tính chất giao thời:

  • Nếu trong văn học trung đại thường bị rập khuôn vào phạm vi của hệ tư tưởng Nho giáo thì hai bài thơ trên đã phần nhiều rũ bỏ được khuôn khổ gò bó đó
  • Văn thơ trung đại ưa dùng các hình ảnh mang tính ước lệ thì hình ảnh trong hai bài thơ đa dạng, hấp dẫn hơn

Câu 3 trang 116 SGK văn 11 tập 2:

Quá trình hiện đại hóa thơ ca qua ba bài thơ Lưu biệt khi xuất dương, Hầu trời, :

  • Lưu biệt khi xuất dương đánh dấu bước khởi đầu của quá trình hiện đại hóa: Bài thơ tuy vẫn sử dụng hình thức thơ cũ nhưng đã có sự thay đổi ở hình ảnh nghệ thuật. Tác giả đã thể hiện ý thức cá nhân với cộng đồng và dân tộc, ý chí sâu sắc của kẻ làm trai, cái tôi cá nhân bắt đầu xuất hiện, không còn gắn với quan niệm về vũ trụ, cộng đồng nữa
  • Hầu trời: cái tôi cá nhân đã được khẳng định thông qua tài năng khi tác giả kể chuyện lên chợ trời bán văn. Tác giả đã đưa chất văn xuôi, kể chuyện vào thơ, ngôn ngữ giản dị gần với đời thường
  • Vội vàng: cái tôi cá nhận được thể hiện rõ nét qua tâm hồn trẻ trung, sôi nổi, vui tươi, lòng yêu đời, ham sống, những quan niệm mới mẻ về và cách sống vội vàng. Thể thơ tự do linh hoạt, giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, ngôn ngữ tân kì, tươi mới.
Xem thêm:  Kể lại kỉ niệm sâu sắc đáng nhớ về bà ngoại của em

Câu 4 trang 116 SGK văn 11 tập 2:

 

Nội dung

Đặc sắc nghệ thuật

Vội vàng

Lòng yêu đời, yêu sống cuồng nhiệt, hồn thơ trẻ trung, tươi mới, luôn biết quý trọng từng phút giây của cuộc sống. Nhà thơ chủ trương sống vội để tận hưởng hết mọi vẻ đẹp của trần thế

Thể thơ tự do, giọng thơ sôi nổi, say mê, sử dụng các hình ảnh tân kì, mới mẻ

Bài thơ cho thấy hồn thơ buồn ảo não, sầu vũ trụ của thi nhân, thể hiện khao khát được hòa nhập với cuộc đời, kín đáo bộc lộ tình yêu quê hương đất nước

Thể thơ 7 chữ, giọng điều buồn, ảo não, hình ảnh thơ mang màu sắc Đường thi

Đây thôn Vĩ Dạ

Cảnh sắc và vẻ đẹp của thôn Vĩ, tấm lòng thiết tha với thiên nhiên, cuộc sống và của tác giả

Nghệ thuật kết hợp tả tình, hình ảnh thơ mang màu sắc siêu thực, sử dụng câu hỏi tu từ

Tương tư

Nỗi tương tư trong tình yêu của chàng trai đối với cô gái, khao khát được kết đôi,

Thể thơ lục bát, ngôn ngữ bình dị, gần gũi, sử dụng nhiều biểu tượng quen thuộc trong ca dao

Chiều xuân

Bức tranh thiên nhiên về chiều xuân và tình yêu quê hương xứ sở sâu đậm của nhà thơ

Hình ảnh, chi tiết mộc mạc, giản dị mang đậm chất làng quê

 

Câu 5 trang 116 SGK văn 11 tập 2:

 

Nội dung tư tưởng

Đặc sắc nghệ thuật

Chiều tối

Vẻ đẹp tâm hồn của Bác: luôn lạc quan, yêu đời, hướng đến sự sống và ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt

Nghệ thuật tả cảnh, sử dụng hình ảnh độc đáo, sinh động, gần gũi với đời sống

Lai tân

Tình trạng thối nát một cách phổ biến của chính quyền Tưởng Giới Thạch

Nghệ thuật châm biếm, đả kích

Từ ấy

Niềm vui sướng, say mê của nhà thơ trong buổi đầu bắt gặp lí tưởng cách mạng

Hình ảnh tươi sáng, sinh động, giọng thơ sôi nổi, biện pháp điệp ngữ

Nhớ đồng

Tâm trạng nhớ thương, da diết của người chiến sĩ cách mạng đang bị tù đày đối với quê hương, đồng bào

Nghệ thuật diễn tả tâm trạng, hình ảnh đặc sắc, chọn lọc, nghệ thuật điệp ngữ

Xem thêm:  Nghị luận xã hội suy nghĩ về thực trạng Văn hóa Việt

 

Câu 6 trang 116 SGK văn 11 tập 2:

Cái đẹp, cái hay, sức hấp dẫn của bài thơ Tôi yêu em:

  • Tình yêu được thể hiện vừa chân thành, đằm thắm, vừa mãnh liệt thiết tha và đầy lòng vị tha nhân hậu
  • Tâm trạng buồn vô vọng nhưng toát lên lòng vị tha của một trái tim chân thành
  • Tác giả không dừng lại ở một mối tình cụ thể, chân thực mà gây một niềm xúc động lớn lao, đạt đến giá trị tinh thần chung của nhân loại
  • Ngôn ngữ giản dị, tinh tế nhưng hàm chứa ý nghĩa sâu xa, có sức biểu cảm và liên tưởng lớn

Câu 7 trang 116 SGK văn 11 tập 2:

Hình tượng nhân vật Bê- li- cốp trong truyện ngắn Người trong bao:

  • Là một con người với lối sống rụt rè, kín đáo, lập dị, khác biệt, trốn tránh hiện tại và tôn sùng quá khứ
  • Tính cách máy móc, giáo điều và luôn cô độc, lo lắng, sợ hãi
  • Luôn bằng lòng, thoải mái với lối sống của mình

=> Đại diện cho một kiểu người, một hiện tượng xã hội, là hệ quả của xã hội Nga lúc bấy giờ: ngột ngạt, căng thẳng

Câu 8 trang 116 SGK văn 11 tập 2:

Hình tượng nhân vật Giăng Van- giăng trong Người cầm quyền khôi phục uy quyền:

  • Là một con người của tình yêu thương và lòng nhân đạo: quan tâm, chăm sóc giúp đỡ Phăng- tin, xót xa trước cái chết của người đàn bà khốn khổ
  • Không chịu khuất phục trước cường quyền: trước Gia- ve, ông nhún nhường nhưng không hề run sợ, bình tĩnh nhưng vẫn mạnh mẽ, quyết đoán

Nguồn Internet

Check Also

7246 1494911290063 1020 310x165 - Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận(tiếp theo) đầy đủ hay nhất lớp 11

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận(tiếp theo) đầy đủ hay nhất lớp 11

Chúng ta đã biết cách để làm văn chính luận nhưng không biết có bao …