
Đề bài: Em hãy phân tích nhân vật huấn cao trong tác phẩm chữ người tử tù của tác giả nguyễn tuân
Bài làm
Nguyễn Tuân được mệnh danh là nhà thơ đi tìm cái đẹp, ông khám phá ra những vẻ đẹp tiềm ẩn trong từng hoàn cảnh, từng nhân vật, chính vì thế mỗi nhân vật mà ông sáng tác nên đều mang những tính cách riêng, đều mang những vẻ đẹp hoàn mỹ, trong sáng. Và đặc biệt trong tác phẩm Chữ Người Tử Tù nhân vật Huấn Cao là nhân vật nổi bật nên là người có nhiều vẻ đẹp độc đáo, tài hoa.
Huấn Cao là nhân vật điển hình trong tác phẩm, với ngôn ngữ trong sáng, cách miêu tả sâu sắc, Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao với những vẻ đẹp độc đáo, ông là người có tài năng, được tác giả miêu tả bằng biệt tài viết chữ đẹp, chữ của ông được ví như phượng múa rồng bay. Những tài năng đó được thể hiện qua cách viết. Nguyễn Tuân miêu tả ông viết chữ đẹp và vuông lắm, nhiều người mong ước có được chữ của ông để treo trong nhà.
Hơn nữa ngoài tài năng trong việc viết chữ, ông còn được đề cao là người có khí phách anh hùng, dũng mãnh, sự hiên ngang đó thể hiện sự ung dung, không sợ trời đất, mặc dù đứng trước cái chết nhưng với khí phách của người anh hùng, ông vẫn ung dung, tự tại mà không hề sợ hãi, Với những tính cách nổi bật điển hình đó, Huấn Cao dần thể hiện được tính cách, tài năng của mình qua từng chi tiết, từng hành động.
Với biệt tài trong việc miêu tả nhân vật, Nguyễn Tuân đã thể hiện được những hình ảnh đặc biệt sâu sắc, mang lại cho người đọc những cảm xúc sâu sắc trong từng nhân vật và đặc biệt với cách miêu tả không gian trong trại giam đây cũng là ngụ ý để tác giả đề cao hình tượng người anh hùng Huấn Cao, người có tài năng, tài hoa trong cách viết chữ. Mỗi chữ ông viết ra đều thể hiện sự tinh tế, trong từng cách viết, cách thể hiện mà ông làm.
Hơn nữa với tình cách rõ ràng, ông có quan niệm yêu ghét rõ nét thể hiện trong từng hoàn cảnh, ông căm ghét những tên quản ngục xấu xa, những thế lực cầm quyền, thế nhưng ông biết chiêu dụ, cảm phục những người có tấm lòng nhân hậu, biết yêu cái đẹp như Viên Quản Ngục. Điều này xuất phát từ một con người có trái tim thiên lương, trong sáng, ông là người biết hy sinh trước những người yêu cái đẹp.
Với tài năng của mình ông đã thể hiện được rõ nét những phẩm chất, tài hoa trong cách viết chữ, cách thể hiện sâu sắc qua từng câu chữ, từng hoàn cảnh. Ông đã sằng sàng cho chữ Viên Quản Ngục bởi ông mến mộ một con người yêu cái đẹp, hơn nữa ông cũng có những lời khuyên với Viên Quản Ngục, sự mến mộ đó, trong sáng, thể hiện một nhân cách cao đẹp trước một con người có tấm lòng yêu cái đẹp. Những chi tiết thể hiện sự chân thành, cảm phục của ông trước Viên Quản Ngục: “ “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn đi… ở đây thiên lương khó giữ cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. Ngay trong chính đoạn này đã thể hiện những nhân cách cao đẹp của tác giả trước cuộc sống, trước con người có tâm hồn cao đẹp, thiên lương trong sáng.
Với cách miêu tả tinh tế Nguyễn Tuân đã thể hiện những cảm xúc và quan niệm về cái đẹp trong nhân vật của mình, những cảm xúc đó dạt dào, mang những cảm xúc sâu sắc, ngập tràn trong những nhân vật, hoàn cảnh và đối với quan niệm của mình.
Nguyễn Tuân đã thể hiện được những ngôn ngữ trong sáng, quan niệm về cái đẹp của mình trong tác phẩm, với chi tiết đặc biệt sâu sắc, nhân vật Huấn Cao đã được Nguyễn Tuân miêu tả với tính cách kiên cường, ung dung, một con người yêu cái đẹp, luôn mong muốn phục vụ cho cái đẹp.