Phân tích bài thơ “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu

6f73e0f8f18115df48318 - Phân tích bài thơ “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu

Đề bài: bài thơ “Đây tới” của Xuân Diệu

Bài làm

Xuân Diệu được mệnh danh là một nhà thơ tình nổi tiếng tiếng, là ông hoàng của các bài thơ tình. Ông viết nhiều bài thơ trong mỗi bài thơ đều gửi gắm tình cảm yêu thiên nhiên, một cách mãnh liệt, khao khát được cống hiến được hết mình với .

Bài thơ “Đây mùa thu tới” là một bài thơ tuyệt vời của Xuân Diệu. Nó được in trong tập “Thơ Thơ” xuất bản vào những năm 1938. Bài thơ thể hiện những rung cảm của tác giả khi đất trời chuyển mùa sang Thu.

Cảnh vật và lòng người khiến cho tác giả cảm thấy lòng mình buồn hiu hắt, một nỗi buồn như một cô gái trẻ dễ xúc động trước cảnh nhìn lá vàng rơi. Xuân Diệu cảm nhận được mùa thu với những nét đẹp mỏng manh, mang chút liêu trai, khi nhìn những hàng liễu rủ bóng bên hồ:

“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”.

Tác giả Xuân Diệu đã sử dụng từ láy “đìu hiu” khiến cho câu thơ cảm giác trầm buồn. Hình ảnh những cây liễu rủ bóng xuống mặt hồ như những người thiếu nữ, quả phụ đang chiu tang người thân, khiến cho hai câu thơ trở nên buồn bã, mang màu sắc thê lương.

Nghệ thuật nhân hóa khi những hàng liễu, có thể khóc như con người “lệ ngàn hàng” càng làm cho hai câu thơ trở nên thê lương, hiu hắt, khiến người đọc cảm giác được sự ảm đạm tang tóc trong câu thơ.

Xem thêm:  Thuyết minh về trò chơi Thả diều

“Đây mùa thu tới/mùa thu tới

Với áo mơ phai/dệt lá vàng”.

Tuy nhiên, sang tới hai câu thơ sau này tác giả đã làm cho nhịp thơ trở nên vội vã, rộn ràng hơn. Cách ngắt nhịp 4/3 làm cho câu thơ có nhiều sức sống hơn, không còn trầm buồn, hiu hắt như hai câu thơ đầu.

Hình ảnh mùa thu tới với tiết trời se lạnh, những hàng cây chuyển màu lá từ xanh sang vàng, khiến cho con người cảm thấy thi vị, nói lên tâm hồn của cây cỏ sắc lá, gợi lên cảm giác thanh tao, nhẹ nhàng, tươi sáng hơn về mùa thu.

Tác giả Xuân Diệu đã khắc họa lên một bức tranh mùa thu vô cùng xinh đẹp, thơ mộng với những nét buồn man mác nhưng làm say đăm long người.

Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong sắc đỏ rũa màu xanh.

Những luồng run rẩy, rung rinh lá,

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”.

Trong khổ thơ này tác giả sử dụng những từ láy như “run rẩy” “rung rinh” “mỏng manh” thể hiện sự mong manh của cây cỏ khi mùa thu về, trước cái không khí se se lạnh của mùa thu làm cho cảnh vật, thiên nhiên cũng như con người trở nên bé nhỏ, hiu hắt

Phân tích bài thơ Đây mùa thu tới

Tác không sử dụng từ nhiều loài hoa đã rụng cành, mà sử dụng từ hơn một. Hơn một có thể là hai, ba hoặc nhiều hơn nữa. Đó chính là sự tinh tế trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ của Xuân Diệu.

Xem thêm:  Soạn bài Đò lèn

“Thỉnh thoang nàng trăng tự ngẩn ngơ

Non xa khởi sự nhạt sương mờ…

Đã nghe rét mướt luồn trong gió,

Đã vắng người sang những chuyến đò”

Trong khổ thơ thứ bai này chất liệu làm nên bức tranh thiên nhiên của mùa thu của tác giả vừa hư vừa thực. Tác giả Xuân Diệu đã nhân cách hóa ánh trăng thành một cô gái biết , thỉnh thoảng cũng ngẩn ngơ như nhớ nhung tơ vương một điều gì đó.

Một hình ảnh thơ vô cùng đẹp đậm chất trữ tình lãng mạn. Bức tranh thiên nhiên hiện lên có trăng, có sông, núi, con đò, tạo nên một khung cảnh tuyệt vời hư hư thực thực tựa như chốn bồng lai tiên cảnh.

Điệp từ “đã” được lặp lại khiến cho trong lòng người nghe cảm nhận rõ không gian bao la, vắng vẻ thanh tịnh của một buổi chiều mùa thu se lạnh. Từ “đã” cũng thể hiện sự việc đã đi qua, thể hiện có quá khứ.

Cấu trúc của câu thơ song hành thể hiện phong cách diễn tả vô cùng mới mẻ độc đáo, có những chuyển đổi từ thính giác, sang cảm giác, thị giác…Tác giả Xuân Diệu vô cùng tinh tế khi sử dụng từ “luồn” cảm giác như hơi lạnh của mùa thu đã thấm tới da thịt của con người.

“Mây vẩn từng không chim bay đi,

Khí trời u uất hận chia li…

Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói,

Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì”

Trong khổ thơ cuối này tác giả Xuân Diệu đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên tuyệt vời vẻ đẹp của mây trời, những cánh chim, hình ảnh người con gái, rồi nét buồn vương vấn trên khuôn mặt người thiếu nữ,

Xem thêm:  Soạn bài Xuất dương lưu biệt đầy đủ hay nhất

Tất cả đều gợi lên rất đẹp nhưng thoáng chút buồn mênh mang, mơ hồ. Hình ảnh những cánh chim trời gợi lên những nỗi buồn chia ly trong tình ca. Nhà thơ Xuân Diệu đã lấy cái động của những cánh chim bay đi, với đám mây trôi êm đềm, để làm nổi bật những cái “tĩnh” những cô gái với nỗi buồn man mác trong lòng.

Bài thơ “Đây mùa thu tới” là một tuyệt phẩm của tác giả Xuân Diệu. Ông đã sử dụng rất nhiều bút pháp điêu luyện, để có thể phác họa lên một bức tranh mùa thu vô cùng tươi đẹp sinh động, nhưng buồn man mác, làm xao xuyến say đắm lòng người đọc.

Đông Thảo

Check Also

7215 1494911290057 1016 310x165 - Soạn bài Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận lớp 11

Soạn bài Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận lớp 11

Văn học luôn có sự đa dạng nhất định của nó. Văn học là món …