Giới thiệu trò chơi dân gian: Nhảy dây văn mẫu lớp 8

6f73e0f8f18115df48318 - Giới thiệu trò chơi dân gian: Nhảy dây văn mẫu lớp 8

trò chơi dân gian: Nhảy dây văn mẫu lớp 8

Bài làm

Nhảy dây là trò chơi dân gian có từ lâu đời, được các gái ở độ tuổi thiếu niên nhi đồng yêu thích. Tranh thủ lúc rỗi rãi ở nhà hoặc giờ ở trường, dăm ba bạn, một sợi dây thừng hoặc dây thun và khoảng đất đủ rộng là trò chơi có thể bắt đâu.

Có nhiều cách nhảy đây nhưng thông thường là nhảy đây một người và nhảy dây hai ba người. Cách nhảy thứ nhất khá đơn giản. Người chơi quấn hai đầu dây vào hai bàn tay để giữ cho chắc. Đặt chân vào giữa sợi dây rồi kéo lên cao cho vừa tầm. Dây dài quá hoặc ngắn quá đầu khó nhảy.

Lúc bắt đầu nhảy, hai tay quay dây đều đều về phía trước, chân nhấc lên nhịp nhàng mỗi khi dây chạm đất, vừa nhảy vừa đếm. Nếu để dây vướng vào chân là , phải ngừng. Người nhảy giỏi có thể nhảy được rất lâu.

Nhảy dây nhiều người thì hai người quay dây đứng cách nhau vài mét, mỗi người nắm một đầu dây, quay cho các bạn khác nhảy. Sau tiếng hô: “Hai, ba, nhảy” thì từng người lần lượt nhảy vào. Có khi hai người cùng nhảy vào một lúc. Cái khó của kiểu này là mọi người phải phối hợp bước nhảy thật đều, thật ăn ý, không thì rất dễ bị lỗi nhịp. Nếu để dây vướng chân thì những người nhảy sẽ ra quay dây thay thế.

Xem thêm:  Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam lớp 8 hay nhất đầy đủ

Trò chơi nhảy dây rất có ích cho việc rèn luyện sự nhanh nhẹn và sức khỏe dẻo dai. Nó mang lại niềm vui cùng quan hệ hòa đồng, thân thiết cho tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng. Cũng vì thế mà nó sẽ tồn tại mãi mãi trong cuộc của chúng ta.

Check Also

7334 1494911290066 1020 310x165 - Nghị luận về câu nói: "Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại thêm hòn núi cao" lớp 8

Nghị luận về câu nói: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại thêm hòn núi cao” lớp 8

Những câu ca dao, tục ngữ chính là những kinh nghiệm, những bài học quý …