Dàn ý bài: Hành động trả thù của Tấm

7225 1494911290059 1017 - Dàn ý bài: Hành động trả thù của Tấm

Đề bài: Em hãy lập dàn ý về trả thù của Tấm trong câu truyện cổ tích “Tấm Cám”

A,Thân bài

qua về câu truyện cổ tích đặc sắc “Tấm Cám”

– Nêu hành động trả thù của Tấm đang gây tranh cãi.

B,Thân bài

-Có thể tóm tắt câu bằng một đoạn văn ngắn, sau đó nêu ra tính dị bản trong dân gian. Trong truyện cổ tích cũng vậy, có rất nhiều cái kết được thay thế, dị bản đi để phù hợp với lứa tuổi.

Hành động trả thù của Tấm thể hiện những điều sau:

– Ước mơ của nhân dân về sự đổi đời, niềm lạc quan về một xã hội công bằng

– Không thể có trọn vẹn, nếu cái ác tồn tại do đó không thể nương tay, không thể chung với cái ác. Vầ đây củng là của nhân dân về việc trừng trị kẻ ác

– Phải biết tự bảo vệ mình, hạnh phúc chỉ đến với những người biết tự đấu tranh

Trong hành động trả thù này, ta vẫn thấy hiện lên vẫn là một cô Tấm rất đẹp, cô không còn khóc lóc, yếu đuối như trước nữa. Mà Tấm đã trở nên kiên quyết và gan dạ lạ thường. Tấm đã nhận ra rằng: con nhà Cám vẫn vậy vẫn ganh ghét, đố kị với cô. Cám muốn đẹp và lòng tham ngông cuồng, đen tối đã giết nó. Còn Tấm, cô xử sự rất thông minh, rất tỉnh táo như khẳng định một chân lý bất diệt “Ác giả ác báo”.

Cái ác phải trừng trị một cách đích đáng, bởi trong câu chuyện ta thấy dường như Tấm luôn bị một thế lực cái xấu, các ác hãm hại là không bao giò lẻ bóng. Trong khi đó sự trỗi dậy từ những bất công trong Tấm thật mạnh mẽ, chứng tỏ những bất công Tấm đã chịu đựng thật đến cùng cực. Cô giết Cám nhưng không thể gọi cách giết ấy là dã man bởi “ở ác gặp ác”, kẻ “gieo gió” ắt sẽ phải “gặt bão”. Tấm phải tự tay trả thù, như vậy mới đáng với những gì mà mẹ con Cám đã gây ra cho cô. Cũng cần phải trừng trị rất mạnh bạo, chỉ một lần thôi “triệt hẳn”.

-Nhân vật Cám và mụ dì ghẻ:

+ Cám và mụ dì ghẻ là những kẻ vô nhân tính, mất hết tình đồng loại. Có giết theo cách của Tấm, “cái ác” của chúng mới không thể sống lại để tác yêu tác quái trên cuộc đời này. Thử hỏi chỉ bị “trời” phạt, sai thiên lôi đánh chết như với Lí Thông, trong trường hợp này có nhẹ quá không? Đã đảm bảo cái vạn ác loại này chết vĩnh viễn chưa? Tại sao lại cứ mượn trời, mượn tay người trả mối hận thù của mình như trong những truyện dân gian cùng loại trước đó hay như các bản kể khác của truyện Tấm Cám? Một khi qua cái kết thúc “muối mắm” này, nhân dân muốn trực tiếp trừng phạt bằng hình phạt tương xứng với tội ác, tương xứng với kẻ ác, trừng phạt cho cái ác đích đáng. Phải băm vằm thành trăm mảnh “muối mắm” để cái ác không còn quay trở lại chả lẽ lại bị chê trách sao?

– Đánh giá:

+ Như vậy kết thúc nguyên bản Tấm Cám, không chỉ thể hiện sự thật “lòng căm thù của dân gian” đã lên đến tột đỉnh, ý nguyện tiêu diệt cái ác đã vượt qua chữ nhân bình thường để thẳng tay trừng phạt mà còn mang tính biểu tượng “răn đe kẻ ác”, “không cho cái ác trở lại”. Kết thúc như thế là quyết liệt chiến đấu tính về nội dung ; là nghệ thuật hóa cao cường. Kết thúc ấy đẩy ý nghĩa của thiên cổ tích quen thuộc này lên một tầm cao mới.

C, Kết bài

Ông cha luôn luôn có câu “Ác giả ác báo”. Cho nên hành động của Tấm như một cách trừng trị đồng thời dứt điểm hoàn toàn cái “ác” mà đã gây cho cô biết bao khổ cực. Bởi thế “Con mắt tinh tường nhân dân” chỉ thấy hình ảnh một cô Tấm hiền lành, cao đẹp. “Tấm lòng cương trực nhân dân” hả hê với cách trả thù của Tấm. Cho nên chúng ta có thể đồng ý với hành động này của Tấm.

    Hi vọng bài lập dàn ý trên sẽ mang lại cho các bạn những kiến thức bổ ích, chúc các bạn và các em ôn tập tốt

    Check Also

    7334 1494911290066 1020 310x165 - Soạn bài Hồn Trương Ba da hàng thịt đầy đủ hay nhất lớp 12

    Soạn bài Hồn Trương Ba da hàng thịt đầy đủ hay nhất lớp 12

    Tuy đã ra đi gần nửa thế kỉ nhưng những điều mà lưu quang vũ …