Bình luận về câu tục ngữ “Ngọc vô cùng quý giá, nhưng ngọc tâm hồn còn quý giá hơn nhiều”

7142 1494911290049 1014 - Bình luận về câu tục ngữ “Ngọc vô cùng quý giá, nhưng ngọc tâm hồn còn quý giá hơn nhiều”

Đề bài: Anh/ Chị hãy nêu ý kiến của mình về câu tục ngữ sau đây: “Ngọc vô cùng quý giá, nhưng ngọc tâm hồn còn quý giá hơn nhiều”

Bài làm

Từ lâu ông ta đã có ý thức về những quan niệm làm người đúng đắn, có vô vàn những bài học đạo đức đã trở nên thiết thực là thước đo chuẩn mực cho nhân cách một con người, đặc biệt hơn cả là câu tục ngữ “Ngọc vô cùng quý giá, nhưng ngọc tâm hồn còn quý giá hơn nhiều”.

Mở đầu hình ảnh trong câu tục ngữ ấy đã mang đến cho chúng ta về hình ảnh viên ngọc thuần khiết, khoáng vật quý báu có giá trị sánh ngang với Vàng, tinh túy của đại dương bao la, mang nhiều màu sắc rực rỡ, phát quang, đủ loại như: bạch ngọc, hồng ngọc, ngọc lam, huyền ngọc, ngọc lưu ly… Ngọc thường được dùng trong các nghành công nghiệp để gia công lên những món đồ trang sức, vật trang trí cho con người có giá trị thẩm mỹ cao bên cạnh đó chắc chắn giá trị kinh tế cũng tăng theo, thậm chí rất đắt đến trăm triệu đô (kim cương, saphia,ngọc trai…).

Thiết nghĩ rằng ai sở hữu được viên ngọc ấy thì quả thật rất đáng ngưỡng mộ, về sự giàu có ủa họ, có ngọc trong nhà có thể nói giữ gìn cẩn thận như vật quý giá. Nhưng tiếp đó, tác giả dân gian đã gợi mở cho chúng ta rằng còn ẩn chứa trong câu nói đó là sự so sánh giữa “ngọc vật chất” với “ngọc tâm hồn”, có lẽ ta sẽ phải đau đầu khi suy nghĩ, chỉ khi đặt lên bàn cân cuộc đời mới phản ánh được hết tất cả. “ngọc tâm hồn” sẽ xứng đáng có được cái vị trí tối cao, nó không chỉ quý giá hơn, trong sáng hơn, mà nó còn trường tồn với , nó giúp con người ta nổi bật, gắn bó trên từng hành trang của ta tạo nên vẻ đẹp tâm hồn bất diệt của mỗi người.

Xem thêm:  Chỉ ra và phân lích hiệu quả của thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây: “Lòng này gửi gió đông có tiện? … Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.” (Chinh phụ ngâm – Nguyễn Gia Thiều; bản dịch của Đoàn Thị Điểm).

Phép ẩn dụ được sử dụng làm nổi bật hết thảy cái hình tượng, cái nét đẹp của tâm hồn con người sẽ hơn hẳn cái vật chất kia. Ai cũng có trong mình không nhiều thì ít cái ngọc tâm hồn vì vậy hãy nhận thức ra nó, nuôi dưỡng,rèn giũa nó hàng ngày để nó ngày một sáng như viên ngọc kia cũng phải được mài rũa dưới bàn tay của người thợ lành nghề.

Nó biểu hiện ngay trong cuộc , “ngọc tâm hồn” sẽ không khó nhận ra là con người có phong cách sống đẹp, họ biết yêu quý người khác, biết giúp đỡ người xung quanh, biết hòa đồng, khuyến khích, có trái tim chan hòa, ấm nóng, thương cảm với hoàn cảnh khó khăn hơn, coi trọng tình người…Còn chẳng phải chỉ là rèn mình chứa đựng sự học vấn cao siêu, hay người giàu có, hay người có chức vụ to nhưng chỉ biết nghĩ đến , bỏ mặc người khác.

Người có thái độ ứng xử khiêm nhường, bao dung, từ tốn,tâm hồn trong sáng, có thể nói thanh cao trên mọi phương diện sẽ hàm chứa được ngọc tâm hồn trong con người mình, không bao giờ có lời nói bốp chát, không có văn hóa, nói bậy văng tục, thái độ khó chịu, giận hờn người khác, chửi rủa người khác như một số người.Ta hiểu rằng, để làm người có tâm hồn đẹp thì cần trải qua một quá trình dài rèn giũa không thể một sớm một chiều, nhưng bù lại ta sẽ có được viên ngọc ngời sáng, nó gắn bó trong tâm khảm con người khó ai có thể làm nó biến mất, nó theo ta đến tận khi nhắm mắt xuôi tay, thậm chí còn để lại những dấu ấn khó phai cho người đi sau.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về mùa thu

Có thể nói, vì tất cả các lý do trên, câu tục ngữ kia không khác gì chiếc kim chỉ nam giúp cho việc hình thành nhân cách cá nhân đúng đắn cho mỗi người, ở đó có bài học về vật chất tuy cần thiết nhưng đó cũng chỉ là bề ngoài, nó không thể phản ánh hết được, nó không thể che phủ hết cái không đẹp hay cái không tốt trong tâm hồn bên trong kia được. Vậy nên mỗi chúng ta cần phải có ý thức, trách nhiệm hơn với chính bản thân mình, ra sức tu dưỡng, rèn luyện bản thân mỗi giờ, mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm, sao cho xứng đáng, tạo một giá trị tinh thần vững bền qua thời gian,để đứng vững trước những chuyển biến đạo đức phức tạp của cuộc đời.

Những lời giáo huấn của người đi trước, những trang sách về bài học làm người vẫn ở đó, những câu thơ, tục ngữ, ca dao vẫn vang vọng về thật là cần thiết cho , giúp họ tỉnh ngộ ngay từ bây giờ:

Đục nước thì mới béo cò,

Trong như giá ngọc cò mò vào đâu?.

Qua câu ca dao, làm ta càng thêm thấm thía bài học của câu tục ngữ kia, ta hiểu được rằng “ngọc tâm hồn “là thứ tài sản tinh thần vô giá của đời người. Người có ngọc tâm hồn thật đáng quý trọng. Vì vậy, là , mỗi chúng ta cần phải có ý thức và trách nhiệm hơn với việc rèn luyện bản thân, tu dưỡng đạo đức. Nhà trường cần hiểu rằng nâng cao được sự giáo dục đạo đức, rèn rũa cho viên ngọc tâm hồn được đẩy mạnh,song hành với việc dạy kiến thức cho lớp sinh, sinh viên để họ có thể tự tin rằng mình được quan tâm đúng mực, tạo tiền đề tốt nhất,biết chịu trách nhiệm về đi của họ trên bước đường sánh vai với các cường quốc trên thế giới với tư thế ngẩng cao đầu.

Xem thêm:  Thuyết minh về bảo tàng Chăm Đà Nẵng

Tấm nổi bật nhất về việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, xa rời cái vật chất hư vinh không ai khác chính là Bác chúng ta. Người hiểu nhiều, biết nhiều, và còn luôn căn dặn mọi người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng rằng hãy yêu quý lấy giá trị của “ngọc tâm hồn” vì không điều gì sánh nổi, ngọc ngà vật chất thì có thể mua rồi có thể bị mất đi, nhưng “ngọc” kia thì khác, làm cho cuộc sống chúng ta mãi mãi đẹp hơn khi có nó, biết làm đúng như lời người xưa đã đúc kết kinh nghiệm “Ngọc vô cùng quý giá, nhưng ngọc tâm hồn còn quý giá hơn nhiều” thì ta còn có thể phát triển xa hơn nữa trong tương lai, giúp xã hội ngày một đi lên.

Check Also

7225 1494911290059 1017 310x165 - Soạn bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học đầy đủ hay nhất lớp 10

Soạn bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học đầy đủ hay nhất lớp 10

Một văn bản văn học hay thì cần có sự hòa hợp đặc biệt về …